Ở các nước phát triển, hệ thống quản lý tòa nhà BMS đã có lịch sử phát triển gần một thế kỷ. Tuy nhiên việc áp dụng BMS chỉ được phổ biến trong nửa cuối của thế kỷ XX khi các quốc gia phương Tây và một số nước châu Á đi vào giai đoạn phát triển mạnh về kinh tế kỹ thuật. Trong giai đoạn này đã hình thành nên hầu hết các chuẩn phổ biến trong công nghệ BMS và BMS dần trở thành một yêu cầu khi xây dựng các tòa nhà.
Tại Việt Nam, việc áp dụng BMS mới chỉ được quan tâm trong những năm gần đây. Tỷ lệ các tòa nhà sử dụng BMS ở Việt Nam còn thấp (chỉ khoảng 10%) và chưa đồng bộ. Việt Nam cũng chưa hình thành nên các chuẩn nhất định cho việc áp dụng BMS khi xây dựng các tòa nhà. Tuy nhiên, theo xu hướng tất yếu của công cuộc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, dần dần hệ thống BMS sẽ trở thành một tất yếu được áp dụng khi xây dựng các tòa nhà.
Tại Việt Nam, việc áp dụng BMS mới chỉ được quan tâm trong những năm gần đây. Tỷ lệ các tòa nhà sử dụng BMS ở Việt Nam còn thấp (chỉ khoảng 10%) và chưa đồng bộ. Việt Nam cũng chưa hình thành nên các chuẩn nhất định cho việc áp dụng BMS khi xây dựng các tòa nhà. Tuy nhiên, theo xu hướng tất yếu của công cuộc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, dần dần hệ thống BMS sẽ trở thành một tất yếu được áp dụng khi xây dựng các tòa nhà.
Hệ thống tích hợp điều khiển và giám sát toàn diện cho tòa nhà
BMS là hệ thống tích hợp điều khiển và giám sát các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà nhằm phối hợp vận hành các hệ thống con một cách thống nhất và linh hoạt. Hệ thống BMS ra đời trợ giúp cho việc quản lý các tòa nhà một cách hiệu quả và kinh tế.
Trong một tòa nhà, các hệ thống kỹ thuật hoạt động luôn cần sự liên kết với nhau. Thí dụ hệ thống báo cháy luôn cần sự tương tác từ hệ thống âm thanh, chiếu sáng, điều hòa thông gió... bởi vì khi có cháy, không chỉ còi báo cháy hoạt động mà hệ thống âm thanh phải hướng dẫn người thoát ra như thế nào, hệ thống chiếu sáng phải bật đèn dẫn hướng cho người ra, các quạt thông gió điều hòa phải thay đổi chế độ để không đưa thêm Ôxi vào khu vực cháy mà phải hút khói ra ngoài... Hệ thống BMS khi được áp dụng sẽ tạo ra mối liên kết các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà và phối hợp các hệ thống một cách linh hoạt để có thể phản ứng một cách nhanh nhất với các sự việc bất thường xảy ra.
Giải pháp mang lại lợi ích lâu dài cho chủ đầu tư
Đối với các chủ đầu tư, vấn đề lợi ích kinh tế là vấn đề hàng đầu. Đa phần các chủ đầu tư quan tâm tới lợi ích từ việc bán hay cho thuê diện tích sử dụng của tòa nhà. Tuy nhiên có một khoản lợi ích không nhỏ nữa đó là lợi ích từ việc vận hành tòa nhà. Việc vận hành tòa nhà sẽ được tối ưu khi áp dụng giải pháp BMS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét